Câu 1: Xu hướng phát triển trong ngành Tài chính ngân hàng (2 điểm)
Sinh viên hãy lựa chọn và phân tích một xu hướng đang diễn ra trong ngành Tài chính Ngân hàng hiện nay. Phân tích tác động của xu hướng này đến hoạt động và công việc trong ngành Tài chính ngân hàng. Hãy cho một ví dụ thực tế để minh họa.
Câu 2: Vị trí việc làm dự kiến (1 điểm)
Sinh viên tìm hiểu và lựa chọn một vị trí việc làm trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng mà sinh viên dự kiến sẽ tham gia dự tuyển sau khi tốt nghiệp.
– Mô tả chi tiết công việc này và phân tích các yêu cầu của nhà tuyển dụng về: (i) Trình độ chuyên môn; (ii) Kỹ năng cần thiết; (iii) Các phẩm chất nghề nghiệp của công việc yêu cầu.
– Hãy phân tích cách mà sinh viên có thể phát triển các kỹ năng cần thiết cho công việc nói trên thông qua thực tập, dự án/bài tập nhóm hoặc hoạt động ngoại khóa.
Câu 3: Chuẩn đầu ra và khung chương trình đào tạo (2 điểm)
– Trình bày các chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ngành Tài chính Ngân hàng hiện hành. Phân tích sự phù hợp của các chuẩn đầu ra với yêu cầu thực tiễn của thị trường lao động, đặc biệt là những yêu cầu mà sinh viên đã nhận diện từ vị trí việc làm đã chọn.
– Lập kế hoạch học tập cho từng học kỳ đối với các môn học/học phần còn lại. Nội dung kế hoạch cần bao gồm: (i) Tên môn học/học phần; (ii) Số tín chỉ từng môn;
(iii) Tổng số tín chỉ của từng học kỳ; (iv) Điểm trung bình mục tiêu cho mỗi học kỳ.
– Nhận diện những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện kế hoạch học tập
và đề xuất giải pháp để xử lý những rủi ro này.
Câu 4: Phẩm chất đạo đức trong ngành Tài chính Ngân hàng (3 điểm)
– Bên cạnh năng lực chuyên môn, sinh viên ngành Tài chính Ngân hàng cần có những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp nào, đặc biệt những yêu cầu về phẩm chất nghề nghiệp đến từ vị trí việc làm mà sinh viên đã lựa chọn ở câu 2 ? Phân tích
tầm quan trọng của những phẩm chất đạo đức vừa nêu trong ngành tài chính ngân hàng.
– Hãy lựa chọn một tình huống thực tế trong ngành Tài chính ngân hàng mà nhân viên/người quản lý đã vi phạm nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. Mô tả và phân tích những hậu quả của hành vi trên đến khách hàng và tổ chức. Đề xuất biện pháp để phòng ngừa hành vi trên.
– Trình bày một kế hoạch cụ thể về cách thức thực hiện rèn luyện phẩm chất đạo đức, bao gồm thực hành đạo đức trong quá trình học tập, tham gia các hoạt động tình nguyện, hội thảo chuyên đề hoặc khóa học về đạo đức nghề nghiệp.